Theo Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung đến năm 2040, TP. Thuận An sẽ được phát triển trở thành thành phố thông minh, hiện đại, mở ra nhiều cơ hội đột phá cho địa phương.
Sức bật từ những công trình ngàn tỷ
Theo đồ án nói trên, TP. Thuận An được xác định là đô thị dịch vụ – công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bình Dương đồng thời giữ vai trò đầu mối giao thông quan trọng kết nối với TPHCM.
Quốc lộ 13 – Đại lộ Bình Dương sẽ được nâng cấp mở rộng lên 8 làn xe, thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ cho TP Thuận An
Để tăng cường tính liên kết giữa Bình Dương với TPHCM, TP. Thuận An dự kiến sẽ xây dựng thêm ba cây cầu trên sông Sài Gòn. Ngoài cầu Phú Long hiện hữu, cầu Bình Gởi trên đường Vành đai 3 qua huyện Củ Chi, TP. Thuận An sẽ bổ sung cầu trên đường cầu Tàu (phường Hưng Định) nối với huyện Hóc Môn; cầu Vĩnh Phú (đường VP09) kết nối với quận 12, phục hồi cầu sắt Lái Thiêu thành cầu kiến trúc cảnh quan.
Giai đoạn 2022-2025, Bình Dương dự kiến đầu tư khoảng 6.000 tỉ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng của TP. Thuận An. Các dự án trọng điểm gồm đường Vành đai 3 kết nối TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An vừa được khởi công vào tháng 6, cao tốc TPHCM – Thuận An – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, ĐT 743, ĐT 746…
Hệ thống giao thông đối nội với các tuyến đường Thủ Khoa Huân, Độc Lập, Tự Do, Nguyễn Trãi, Nguyễn Văn Triết cũng sẽ được nâng cấp và cải tạo với lộ giới từ 32-54m. Bên cạnh đó, TP. Thuận An còn được quy hoạch thêm một số tuyến đường song hành với các trục đường chính đô thị như Đại lộ Bình Dương, đường Mỹ Phước – Tân Vạn và ĐT 743A, ĐT 743B với lộ giới từ 22-30m.
Nổi bật hơn cả là dự án mở rộng quốc lộ 13 – Đại lộ Bình Dương lên 8 làn xe với tổng kinh phí hơn 1.400 tỉ đồng. Đây không chỉ là tuyến giao thông quan trọng, kết nối Bình Dương với TPHCM và Đông Nam bộ mà còn là trục tài chính, thương mại – dịch vụ hàng đầu của TP. Thuận An cũng như tỉnh Bình Dương.
Khi các dự án nói trên hoàn thiện sẽ tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, hiện đại, tạo đà cho TP. Thuận An phát triển theo hướng thương mại – dịch vụ – công nghiệp. Đặc biệt, đô thị Thuận An được định hướng phát triển theo mô hình TOD (Transit Oriented Development), lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng còn tạo điều kiện cho việc gia tăng mật độ dân cư, là đòn bẩy giúp TP. Thuận An “thay da đổi thịt”, sớm hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững.
Đích ngắm đô thị loại I
Hiện nay, TP. Thuận An đang là đô thị loại III. Từ khi chính thức lên thành phố vào năm 2020, Thuận An đã lột xác ngoạn mục về kinh tế – xã hội, đô thị cũng như mức sống người dân, trở thành một trung tâm kinh tế lớn của Bình Dương với dân số hơn 600.000 người, thu nhập bình quân đầu người nằm trong top đầu cả nước, gần 144 triệu đồng/năm. Đặc biệt, tỉ lệ đô thị hóa của TP. Thuận An đã đạt tới 98,5% và số lao động phi nông nghiệp chiếm đến 70%.
Trung tâm thương mại AEON Mall Bình Dương tích hợp nhiều tiện ích độc đáo, đa dạng là điểm đến hấp dẫn của người dân địa phương
Trên cơ sở đó, TP. Thuận An đặt mục tiêu phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại II giai đoạn 2021 – 2030 và lên chí đô thị loại I trong giai đoạn 2031 – 2040. Để sớm trở thành đô thị loại I, sắp tới TP. Thuận An sẽ xây dựng nhiều công trình mới như đê bao sông Sài Gòn; bệnh viện đa khoa; đầu tư các công viên đô thị; tuyến đường sắt từ ga An Bình – Bàu Bàng; khu công nghiệp Đồng An, Việt Hương sẽ được chuyển đổi công năng thành khu thương mại – dịch vụ…
Theo nhiều chuyên gia, việc đẩy mạnh đầu tư hệ thống hạ tầng cùng với chiến lược phát triển rõ ràng chính là ưu thế lớn giúp Thuận An thu hút nguồn vốn đầu tư. Định hướng trở thành đô thị thông minh cũng giúp TP. Thuận An trở thành điểm đến lý tưởng của đông đảo chuyên gia, người lao động trí thức, lao động kỹ thuật cao trong và ngoài nước đến sinh sống. Đây chính là động lực lớn thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế cho thành phố.
Trong đó, phường Thuận Giao được xem là vùng lõi phát triển đô thị của TP. Thuận An nhờ sở hữu hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 13, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn, ĐT 746, đường 22 Tháng 2, An Phú – An Thạnh… Theo quy hoạch, đây cũng là địa phương có đường Vành đai 3 đi qua giúp Thuận Giao trở thành một hạt nhân quan trọng đóng vai trò thúc đẩy sự chuyển mình của TP. Thuận An trở thành đô thị vệ tinh của TPHCM.
Legacy Prime là dự án căn hộ tiêu biểu tại phường Thuận Giao, TP. Thuận An đang được đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao trước Tết
Đồng thời, địa phương sẽ xây dựng thêm nhiều tuyến giao thông trọng điểm như đường nối từ ĐT 746 lên phía Tây Bắc, đường nối từ ĐT 746 xuống đường 22 Tháng 2, đường nối từ quốc lộ 13 ra phía Đông nhằm tăng vai trò kết nối và phát triển kinh tế.
Đặc biệt, Thuận Giao còn sở hữu AEON Mall – trung tâm thương mại hiện đại và sầm uất bậc nhất tại Bình Dương, là điểm đến mua sắm, vui chơi, giải trí hấp dẫn cho đông đảo người dân TP. Thuận An. Cùng với đó, khu công nghiệp Việt Hương, cụm công nghiệp Tân Thành cũng đang hoạt động nhộn nhịp, tập trung hàng ngàn lao động tay nghề cao đang làm việc.
Có thể nói Thuận Giao chính là địa phương hưởng lợi nhiều nhất về quy hoạch đô thị của TP. Thuận An, nắm giữ các chức năng cốt lõi về thương mại, dịch vụ và công nghiệp.
Nguồn Kim Oanh Group !